Tính năng Hành động trò chuyện sẽ ngừng hoạt động từ ngày 13 tháng 6 năm 2023. Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Hành động trò chuyện ngừng hoạt động.
Sử dụng bộ sưu tập để sắp xếp ngăn nắp các trang Lưu và phân loại nội dung dựa trên lựa chọn ưu tiên của bạn.

Cách Trợ lý Google giúp bạn hoàn thành mọi việc

Trợ lý Google luôn sẵn sàng giúp bạn hoàn thành mọi việc, mọi lúc, mọi nơi. Khi bạn đặt câu hỏi hoặc yêu cầu Trợ lý làm gì đó, Trợ lý muốn trả lời yêu cầu của bạn theo cách hữu ích nhất có thể, cho dù bạn muốn được hỗ trợ thực hiện các công việc hằng ngày, điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà, thưởng thức âm nhạc hay chơi trò chơi, giao tiếp với bạn bè và gia đình, nhận câu trả lời nhanh hoặc thông tin tại địa phương hay nhiều việc khác.

Để làm được như vậy, Trợ lý cần phải hiểu điều bạn đang yêu cầu, ý định đằng sau yêu cầu, để tìm ra cách tốt nhất giúp bạn thực hiện việc đó. Mục tiêu này là trọng tâm hoạt động của Trợ lý.

Tìm hiểu thêm về các yếu tố chính giúp xác định cách Trợ lý hiểu và phản hồi yêu cầu của bạn:

Hiểu yêu cầu của bạn

Nếu bạn tương tác với Trợ lý bằng giọng nói, công nghệ nhận dạng lời nói của chúng tôi sẽ chuyển đổi yêu cầu của bạn thành văn bản. Tiếp theo, Trợ lý sẽ phân tích văn bản, kết hợp với thông tin hữu ích như các yêu cầu gần đây hoặc loại thiết bị bạn đang sử dụng, để xác định các cách diễn giải có thể có cho yêu cầu.

Ví dụ: nếu bạn nói: "Ok Google, dừng lại", thì có thể bạn muốn dừng một trong hai chiếc đồng hồ hẹn giờ đang chạy, bản nhạc đang phát hoặc một quy trình đang hoạt động. Bạn cũng có thể muốn xem kết quả tìm kiếm của từ "Dừng" hoặc yêu cầu nào đó khác hẳn.

Để cân nhắc các lựa chọn, Trợ lý biên soạn một danh sách các cách diễn giải khác nhau về yêu cầu của bạn và cách Trợ lý sẽ phản hồi từng cách diễn giải. Bước tiếp theo là xếp hạng các lựa chọn này nhằm tìm ra cách tốt nhất để đáp ứng yêu cầu của bạn.

Xếp hạng các câu trả lời có sẵn

Có nhiều tín hiệu giúp Trợ lý xếp hạng các câu trả lời có sẵn, trong đó có các yếu tố chính sau đây:

  • Mức độ chắc chắn trong việc Trợ lý hiểu đúng yêu cầu của bạn.
  • Liệu thực sự có câu trả lời cho một cách diễn giải cụ thể đối với yêu cầu của bạn hay không.
  • Mức độ hài lòng của những người dùng trước đó đối với một câu trả lời cụ thể cho các yêu cầu tương tự.
  • Thời điểm tạo câu trả lời đó có gần đây hay không, để giúp bạn nhận được nhiều câu trả lời mới, chất lượng cao.
  • Mức độ hiệu quả của câu trả lời trên thiết bị mà bạn đang dùng. Ví dụ: các câu trả lời được tối ưu hóa cho các thiết bị có màn hình sẽ có khả năng được xếp hạng thấp hơn trên loa. Trên các thiết bị của đối tác có tích hợp Trợ lý, nếu bạn yêu cầu việc gì đó dành riêng cho thiết bị đó, chẳng hạn như thay đổi âm lượng hoặc phát phim, thì nhà sản xuất thiết bị có thể xử lý một số hoặc tất cả hành động, tùy theo điều mà đối tác quyết định là trải nghiệm tốt nhất dành cho người dùng.
  • Nội dung khác mà bạn yêu cầu gần đây. Ví dụ: nếu bạn nói: “Ok Google, bắt đầu hẹn giờ năm phút” và ngay sau đó nói "Ok Google, dừng", Trợ lý có thể dựa trên yêu cầu trước đó của bạn để hiểu ý bạn.
  • Việc bạn hiện đang làm trên thiết bị của mình, chẳng hạn như bạn đang mở ứng dụng nào khi yêu cầu Trợ lý trợ giúp hoặc việc Trợ lý đang giúp bạn. Ví dụ: nếu bạn đang nghe nhạc và nói: "Ok Google, bỏ qua", Trợ lý sẽ chuyển sang bài hát tiếp theo. Tương tự, nếu bạn đang đặt chỗ tại một nhà hàng thông qua Trợ lý, thì việc hoàn tất quá trình đặt chỗ sẽ được Trợ lý ưu tiên hơn các câu trả lời có thể có khác.
  • Trong một số trường hợp có giới hạn, một số câu trả lời chất lượng cao có thể được chọn theo cách thủ công để xếp hạng cao hơn nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Ví dụ: để giúp người dùng cập nhật thông tin kịp thời về COVID-19 và giảm thiểu thông tin sai lệch có thể gây nguy hiểm cho an toàn công cộng, chúng tôi có thể chọn thông tin từ các nguồn có uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan y tế của chính phủ.

Các yếu tố chính để xếp hạng này được tính trọng số theo cách khác nhau, dựa trên cách bạn tương tác với Trợ lý và các lựa chọn ưu tiên của bạn, như được giải thích dưới đây.

Chọn nhà cung cấp

Trợ lý có thể trả lời một số loại yêu cầu bằng cách kết nối bạn với các câu trả lời do người sáng tạo và doanh nghiệp khác cung cấp, cũng như câu trả lời của Google. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu chơi một trò chơi của người sáng tạo yêu thích bằng cách nói: "Ok Google, chơi [tên trò chơi]", sau đó Trợ lý sẽ khởi động trò chơi đó. Bạn cũng có thể đưa ra một yêu cầu chung như: "Ok Google, chơi một trò chơi". Trong trường hợp này, những nhà cung cấp khác đã cho Trợ lý biết là họ cung cấp trò chơi sẽ có thể thực hiện yêu cầu này. Trong trường hợp nhiều nhà cung cấp có thể thực hiện yêu cầu, Trợ lý sẽ chọn nhà cung cấp bằng cách áp dụng các quy tắc sau, theo thứ tự như sau:

  1. Nếu bạn đã chọn một nhà cung cấp, Trợ lý sẽ chọn nhà cung cấp đó. Ví dụ: bạn có thể đã chọn một nhà cung cấp nhạc ưa thích trong phần cài đặt hay trong quá trình thiết lập Trợ lý, hoặc bạn nêu rõ tên của nhà cung cấp trong yêu cầu của mình.
  2. Nếu bạn chưa chọn nhà cung cấp, Trợ lý sẽ xếp hạng các lựa chọn có sẵn dựa trên những yếu tố chính sau:

    (a) Thông tin về lựa chọn ưu tiên của bạn

    • Tùy thuộc vào các tùy chọn cài đặt Tài khoản Google của bạn, dữ liệu này có thể bao gồm nhà cung cấp bạn sử dụng thường xuyên nhất hoặc gần đây nhất, ứng dụng được cài đặt hoặc mở trên điện thoại của bạn hoặc thiết bị khác, nhà cung cấp bạn đã liên kết với Tài khoản Google của mình, và thông tin khác về hoạt động của bạn trên các dịch vụ của Google.
    • Để tìm hiểu thêm về cách dữ liệu của bạn giúp Trợ lý và các dịch vụ khác của Google hoạt động hiệu quả hơn cho bạn và các lựa chọn bạn có để quản lý quyền riêng tư của bạn, hãy xem phần Dữ liệu của bạn trong Trợ lý.

    (b) Thông tin về nhà cung cấp

    • Chất lượng trải nghiệm người dùng của nhà cung cấp, dựa trên những yếu tố như mức độ phổ biến nói chung, điểm xếp hạng trung bình từ người dùng, tần suất nhà cung cấp phản hồi thành công các truy vấn của người dùng và việc liệu bạn có gói đăng ký sử với nhà cung cấp đó hay không.
    • Độ chính xác của phản hồi của nhà cung cấp đối với các chi tiết nêu trong yêu cầu, chẳng hạn như sản phẩm còn hàng, các món ăn đặc biệt trong thực đơn, hoặc thời gian bay cụ thể.
    • Câu trả lời đủ điều kiện có thể bị giới hạn do các quy định pháp lý điều chỉnh đối tượng hoặc thông tin nhạy cảm. Ví dụ: tất cả nhà cung cấp tham gia chương trình Hành động dành cho gia đình phải đảm bảo rằng Hành động của họ tuân thủ các luật hiện hành như COPPA (Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng).
    • Trong một số trường hợp có giới hạn, một số nhà cung cấp có thể được xếp hạng cao hơn do họ hợp tác với Google để cung cấp kết quả chất lượng cao cho người dùng.

  3. Nếu không có nhà cung cấp nào xếp hạng cao nhất một cách rõ rệt, Trợ lý có thể yêu cầu bạn chọn một nhà cung cấp để nhà cung cấp đó phản hồi yêu cầu của bạn.

Cung cấp câu trả lời tốt nhất để đáp ứng yêu cầu của bạn

Sau khi quá trình xếp hạng hoàn tất, Trợ lý sẽ phản hồi bằng lựa chọn mà Trợ lý cho là tốt nhất, một danh sách các lựa chọn, hoặc cho bạn biết nếu Trợ lý không hiểu yêu cầu của bạn.

Nếu có nhiều câu trả lời được xếp hạng cao, Trợ lý có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin để làm rõ ý định của bạn, cho bạn xem nội dung đề xuất tiếp theo (trên các thiết bị có màn hình) hoặc cho bạn biết những thông tin liên quan mà bạn có thể hỏi.

Trong một số trường hợp, cách tốt nhất để Trợ lý có thể giúp bạn thực hiện yêu cầu là cung cấp kết quả từ Google Tìm kiếm. Ví dụ: Trợ lý có thể hiển thị Kết quả tìm kiếm trên điện thoại hoặc các thiết bị khác có màn hình nếu cho rằng bạn muốn xem nhiều kết quả hơn hoặc nếu không có câu trả lời nào khác xếp hạng cao hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách hoạt động của thuật toán xếp hạng kết quả Tìm kiếm của Google và các loại câu trả lời hữu ích có sẵn trên Google Tìm kiếm tại trang Cách hoạt động của Google Tìm kiếm.

Nhìn chung, khi Trợ lý cung cấp kết quả từ Google Tìm kiếm, các kết quả đó tương tự với kết quả bạn sẽ tìm thấy nếu tìm kiếm trên Google Tìm kiếm. Trợ lý áp dụng các hoạt động điều chỉnh thuật toán có giới hạn sau đây để cung cấp kết quả phù hợp và hữu ích cho người dùng Trợ lý:

  • Trợ lý có thể lọc bỏ nội dung phản cảm và không phù hợp trên các thiết bị dùng chung, chẳng hạn như màn hình thông minh.
  • Trợ lý có thể cân nhắc đến bối cảnh trong yêu cầu của bạn, chẳng hạn như các truy vấn trước đây của bạn, cũng như khả năng của thiết bị và thói quen sử dụng phổ biến trên loại thiết bị đó. Ví dụ: kết quả video có thể hiển thị trên tivi nhiều hơn so với trên điện thoại.